Tin tức

Tận dụng cầu nối thương vụ để thúc đẩy thương mại khu vực Á-Âu

19.12.2020

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2019 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và khu vực Á - Âu đạt 10,4 tỷ USD tăng 20,78% so với năm 2018, chiếm 2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam với thế giới. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam tăng 6,43% đạt 7,2 tỷ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2019 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và khu vực Á - Âu đạt 10,4 tỷ USD tăng 20,78% so với năm 2018, chiếm 2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam với thế giới. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam tăng 6,43% đạt 7,2 tỷ USD.

Bước sang năm 2020, mặc dù phải đối mặt với những diễn biến bất ổn của thương mại toàn cầu và đại dịch Covid-19, kim ngạch thương mại với khu vực Á - Âu trong 10 tháng năm 2020 vẫn tăng trưởng ấn tượng với tổng kim ngạch hai chiều đạt 10,34 tỷ USD tăng 17,98%. Trong đó, xuất khẩu đạt 7,18 tỷ USD tăng 16,15%, nhập khẩu đạt 3,16 tỷ USD tăng 22,35% so với cùng kỳ năm 2019.

Thị trường này vẫn còn tiềm năng dư địa cho thương mại Việt Nam. Nếu tính trên tổng kim ngạch nhập khẩu 10 tháng năm 2020 của khu vực khoảng 1.400 tỷ USD thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mới chiếm 0,5% thị phần.

Trong tương lai, việc tận dụng hiệu quả FTA với Liên minh kinh tế Á - Âu và Liên minh châu Âu cũng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn hợp tác thương mại, công nghiệp và đầu tư giữa Việt Nam với các nước khu vực Á - Âu nói chung, khu vực Đông Âu, Trung Á nói riêng.

Hiện nay, trong số 27 nước đối tác của Việt Nam tại khu vực Á - Âu, 11 nước đã tham vào Liên minh châu Âu (EU), và 5 nước đang trong quá trình gia nhập EU; 5 nước (Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) đã thiết lập Liên minh Kinh tế Á - Âu. Việt Nam đã có Hiệp định Thương mại tự do với EU và Liên minh Kinh tế Á - Âu.

Tại “Diễn đàn hợp tác thương mại với các đối tác khu vực Á - Âu”, các diễn giả và các đại biểu nhận định vai trò quan trọng của hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các nước và các Đại sứ quán, Cơ quan đại diện thương mại của các nước tại Việt Nam trong việc cung cấp thông tin thị trường cập nhật cho cộng đồng doanh nghiệp, giúp gia tăng các cơ hội xuất nhập khẩu hàng hóa, mở rộng và đa dạng hóa mặt hàng.

Trong thời gian tới, Việt Nam cần tận dụng tốt kênh các Thương vụ của Việt Nam tại các nước như các cầu nối quan trọng cho công tác xúc tiến thương mại, quảng bá và giới thiệu hình ảnh của Việt Nam ra thế giới, đặc biệt là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như thủy sản, rau quả tươi và chế biến, hàng điện tử và linh kiện điện tử, dệt may, đồ gỗ và da giày…

Giữa Việt Nam và các nước khu vực Á - Âu đã hình thành các thiết chế, khung khổ pháp lý vững chắc để phát triển hợp tác song phương, bao gồm: 14 Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp và 1 cơ chế Tham vấn hợp tác kinh tế song phương. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có những tiền đề thuận lợi để thúc đẩy mạnh mẽ hơn thương mại với các nước trong khu vực này, tận dụng những lợi thế về bổ trợ kinh tế, cắt giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan.

Phát biểu chỉ tạo tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An khẳng định: “Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan... tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ các rào cản; thiết lập các khung pháp lý thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin với các thị trường, với các địa phương, doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu”.

In bài Share