Tin tức
Bài Nghiên cứu thị trường chuyên sâu, tăng hiệu quả cho xúc tiến thương mại
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có phạm vi ảnh hưởng rất lớn. Hiệp định giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là đối với mặt hàng nông, thủy sản và các mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh song sự cạnh tranh trên thị trường hàng hóa và dịch vụ sẽ khốc liệt hơn. Do đó, để tận dụng được các lợi thế từ hiệp định, cần nâng cao chất lượng công tác xúc tiến thương mại với việc đầu tư bài bảo hoạt động nghiên cứu thị trường, thẩm định đối tác, để tận dụng hiệu quả các cơ hội mà EVFTA mang lại sẽ được các cơ quan chức năng thực hiện quyết liệt.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có phạm vi ảnh hưởng rất lớn. Hiệp định giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là đối với mặt hàng nông, thủy sản và các mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh song sự cạnh tranh trên thị trường hàng hóa và dịch vụ sẽ khốc liệt hơn. Do đó, để tận dụng được các lợi thế từ hiệp định, cần nâng cao chất lượng công tác xúc tiến thương mại với việc đầu tư bài bảo hoạt động nghiên cứu thị trường, thẩm định đối tác, để tận dụng hiệu quả các cơ hội mà EVFTA mang lại sẽ được các cơ quan chức năng thực hiện quyết liệt.
Trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, hàng năm Bộ Công Thương dành trung bình 20% tổng kinh phí của Chương trình cho các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường này. Cục Xúc tiến thương mại cũng đã trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoặc hướng dẫn các hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại lựa chọn các hội chợ, triển lãm, sự kiện xúc tiến thương mại chuyên ngành lớn, có uy tín tại thị trường châu Âu. Từ đó, xây dựng đề án xúc tiến thương mại quốc gia, tổ chức cho doanh nghiệp tham gia.
Việc tham dự những hội chợ có uy tín, lớn hàng đầu thế giới ở châu Âu liên tục, hàng năm sẽ giúp các doanh nghiệp đạt kết quả ngay tại sự kiện như: các hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành nông thủy sản, rau quả, thực phẩm chế biến tại các nước: Pháp, Đức, Bỉ; chuyên ngành dệt may, da giày tại Italy.
Ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, thương vụ Việt Nam ở EU thực hiện các chương trình xây dựng, quảng bá thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế…
Cục Xúc tiến thương mại- Bộ Công Thương cũng chú trọng đẩy mạnh hợp tác với thương vụ, đại sứ quán, các tổ chức xúc tiến thương mại của các nước trong khối EU như: Pháp, Italy, Hungary nhằm kết nối thông tin, trao đổi nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp các bên.
Trong năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn trở ngại từ dịch bệnh COVID-19 nhưng các Thương vụ Việt Nam tại thị trường châu Âu giới thiệu, quảng bá sản phẩm tiềm năng, doanh nghiệp uy tín của Việt Nam tới các đối tác sở tại. Các hoạt động này đã góp phần khích lệ, tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên trong việc xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Từ đó, góp phần thúc đẩy hoạt động trao đổi thương mại, đầu tư hai chiều giữa Việt Nam và các nước EU theo hướng bền vững.
Mặt hàng cà phê, EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cà phê của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Các doanh nghiệp khảo sát nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực gồm thị phần - thị hiếu - chất lượng - giá cả. Từ đó, xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm phù hợp (bao nhiêu % sản phẩm sơ chế, bao nhiêu % sản phẩm tinh chế) để định hướng phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình.
Các cơ quan chức năng cũng hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh; các chương trình đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực thiết kế, định dạng sản phẩm. Bộ Công Thương đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ, phát triển thị trường đối với mặt hàng này như: đàm phán mở cửa thị trường, kết nối thúc đẩy tiêu thụ, xúc tiến thương mại và thông tin thị trường, phổ biến, tuyên truyền...