Tin tức
Xuất, nhập khẩu nhóm sản phẩm từ chất dẻo và nguyên liệu trong 11 tháng năm 2020
Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch sản phẩm từ chất dẻo xuất khẩu 11 tháng năm 2020 ước đạt khoảng 3.270 triệu USD, tăng khoảng 4,2% so với cùng kỳ năm 2019 (tương ứng 132 triệu USD) do yếu tố lượng tăng trong khi giá giảm. Trong đó, do lượng tăng làm kim ngạch tăng khoảng 214 triệu USD nhưng do giá giảm làm kim ngạch giảm khoảng 82 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch sản phẩm từ chất dẻo xuất khẩu 11 tháng năm 2020 ước đạt khoảng 3.270 triệu USD, tăng khoảng 4,2% so với cùng kỳ năm 2019 (tương ứng 132 triệu USD) do yếu tố lượng tăng trong khi giá giảm. Trong đó, do lượng tăng làm kim ngạch tăng khoảng 214 triệu USD nhưng do giá giảm làm kim ngạch giảm khoảng 82 triệu USD.
Theo quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đã được Bộ Công thương phê duyệt, thì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành nhựa giai đoạn 2011 – 2020 sẽ đạt 17,5%, tỷ trọng ngành nhựa so với toàn ngành công nghiệp đến năm 2020 đặt 5,5%. Theo đó, mục tiêu phát triển của ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020 sẽ trở thành một ngành kinh tế mạnh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Từng bước xây dựng và phát triển ngành nhựa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, tận dụng và xử lý phế liệu phát sinh, tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để trở thành ngành công nghiệp tự chủ, có khả năng hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, việc chưa chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất và hình thành công nghiệp hỗ trợ gây trở ngại cho sự tăng trưởng bền vững của ngành nhựa Việt Nam. Kim ngạch nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu 11 tháng năm 2020 ước đạt 7.460 triệu USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm trước tương ứng 774 triệu USD. Trong đó, do lượng tăng làm kim ngạch tăng 2,66% tương ứng kim ngạch 193 triệu USD nhưng do giá giảm 11,75% tương ứng với kim ngạch 967 triệu USD. Như vậy kim ngạch chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu 11 tháng năm 2020 tăng so với cùng kỳ năm 2019 do yếu tố lượng tăng trong khi giá giảm.
Thời gian qua, các doanh nghiệp nhựa cũng đã có sự hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp nhựa các nước trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy ngành nhựa Việt Nam phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng bình quân 15-20%/năm, đáp ứng ngày càng cao cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Các doanh nghiệp nhựa cũng tăng cường liên kết với thương vụ nước ngoài và một số công ty cung cấp thiết bị quốc tế để giới thiệu công nghệ và nguồn nguyên liệu mới…Thêm vào đó ngành nhựa là một trong ngành Nhà nước ưu tiên phát triển do có tăng trưởng tốt và ổn định, xuất khẩu khá mạnh và sản phẩm có khăn năng cạnh tranh cao.
Để hỗ trợ ngành sản xuất và xuất khẩu sản phẩm từ chất dẻo cũng như nhập khẩu bền vững, Nhà nước đã có chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành nhựa, và định hướng đến năm 2020 nhập khẩu nguyên liệu của ngành chỉ còn khoảng 50%. Cùng với đó Nhà nước cũng khuyến khích để huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào khâu sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa, để có thể hỗ trợ các ngành khác cùng phát triển.