Doanh nghiệp 360

VIETCOMBANK – CHIA SẺ VỀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

28.09.2023

Triển lãm Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế – Viet Nam International Sourcing 2023 với chủ đề “ Viet Nam – The World’s Emerging Sourcing Destination”, sự kiện đặc biệt do Bộ Công Thương, Vụ thị trường Châu Âu – Châu Mỹ chỉ đạo tổ chức và Công ty Cổ phần Adpex phối hợp thực hiện, diễn ra từ ngày 13 – 15/06/2023 tại SECC, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Công thương đã tin tưởng lựa chọn Vietcombank là Đơn vị đồng hành, ngân hàng tài chính duy nhất tham dự chuỗi Sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế.

 

Triển lãm Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế –  Viet Nam International Sourcing 2023 với chủ đề “ Viet Nam – The World’s Emerging Sourcing Destination”, sự kiện đặc biệt do Bộ Công Thương, Vụ thị trường Châu Âu – Châu Mỹ chỉ đạo tổ chức và Công ty Cổ phần Adpex phối hợp thực hiện, diễn ra từ ngày 13 – 15/06/2023 tại SECC, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Công thương đã tin tưởng lựa chọn Vietcombank là Đơn vị đồng hành, ngân hàng tài chính duy nhất tham dự chuỗi Sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế. 

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) luôn nỗ lực phát huy vai trò một ngân hàng đối ngoại chủ lực đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế trong và ngoài nước. Là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên tại Việt Nam trong lĩnh vực TTXNK, VCB hiện nắm giữ mạng lưới lớn hơn 1200 ngân hàng đại lý. Song song với việc hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro về môi trường, xã hội và quản trị, kiểm soát chất lượng tín dụng, Vietcombank tiếp tục phát huy nhiều lợi thế sẵn có với bề dày hơn 60 năm kinh nghiệm uy tín hoạt động trong lĩnh vực, sản phẩm – dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, duy trì vị thế dẫn đầu thị trường với thị phần TTQT-TTTM đạt gần 20%, doanh số đạt trên 100 tỷ USD.

Thực hiện theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/07/2018 của Chính phủ định hướng chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất theo chuỗi đối với sản phẩm nông nghiệp, nông sản nay là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Bản thân Vietcombank với vai trò ngân hàng cũng nỗ lực tham gia, triển khai phối hợp theo các định hướng chính sách của Nhà nước, các tổ chức và cơ quan ban ngành liên quan.

Nhân dịp tại hội thảo “Đưa nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài”, Vietcombank đã có những chia sẻ một số nội dung về chủ đề các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế, cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây. 

Bên cạnh những nỗ lực và thành tựu đạt được, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi khả năng cạnh tranh thấp hơn với các nước trong khu vực, mức độ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu hàng nông sản còn chưa cao do chủ yếu ở dạng nông sản thô, gặp khó khăn về vốn, chi phí, quy mô, công nghệ bảo quản,…

Đồng thời trong bối cảnh khó khăn về thị trường, đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh trên toàn cầu và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng sau dịch Covid, việc có được những đơn hàng xuất khẩu mới, số lượng lớn, ở những thị trường lớn là một cơ hội lớn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu hụt thông tin và kinh nghiệm trong giao dịch thanh toán quốc tế – tài trợ thương mại với các đối tác cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt ở khâu thanh toán. Theo kết quả khảo sát năm 2022 từ PWC, 52% số doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát từng bị lừa đảo thương mại quốc tế. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp cần thận trọng hơn nữa trong việc lựa chọn phương thức giao dịch thanh toán, kiểm tra thông tin đối tác và hợp đồng, đồng thời hợp tác với ngân hàng và các cơ quan chức năng để hạn chế giảm thiểu nguy cơ rủi ro.

Nhận thức được mối quan tâm của doanh nghiệp và các cơ quan Bộ/Ban/Ngành, Vietcombank – với hơn 60 năm kinh nghiệm trong giao dịch ngoại thương – vẫn đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán quốc tế và nỗ lực cung cấp nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm hạn chế, đối phó với các loại rủi ro cho doanh nghiệp, cụ thể:

  • Rủi ro gian lận, giả mạo: hỗ trợ doanh nghiệp tránh các nguy cơ bị lừa đảo, mất tiền hoặc hàng hóa thông qua
    • Tuyên truyền cảnh báo gian lận qua các kênh thông tin đại chúng, website, fanpage của ngân hàng.
    • Tư vấn cho doanh nghiệp các biện pháp nhận biết và xử lý giao dịch bất thường như cảnh giác với những email bất thường, kiểm tra chéo bằng phương thức liên hệ khác, kiểm tra cơ quan có thẩm quyền.
  • Rủi ro đối tác: hỗ trợ doanh nghiệp rủi ro bị đối tác nước ngoài chiếm dụng vốn, không nhận được thanh toán hoặc thanh toán không đúng hạn thông qua 
  • Cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu kỹ thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của đối tác nước ngoài.
  • Mua dịch vụ thẩm tra từ các đơn vị uy tín.
  • Rủi ro tác nghiệp: giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn trong quá trình thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại thông qua việc nâng cao chất lượng tư vấn và đội ngũ cán bộ, tuân thủ quy trình, quy định pháp luật.
  • Rủi ro tuân thủ: hỗ trợ doanh nghiệp tránh các rủi ro về vi phạm quy định pháp luật hoặc quy định của ngân hàng, dẫn đến bị phạt hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thông qua
  • Cung cấp thông tin nhận biết, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng.
  • Đánh giá rủi ro khách hàng.
  • Báo cáo giao dịch.
  • Giám sát giao dịch.
  • Rủi ro ngân hàng đại lý, quốc gia: hỗ trợ doanh nghiệp hạn chế nguy cơ bị ngân hàng đại lý hoặc ngân hàng trung ương của nước nhập khẩu từ chối thanh toán thông qua
    • Tích cực nắm bắt thông tin về tình hình kinh tế chính trị thế giới.
    • Kiểm tra kỹ các thông tin về khách hàng, ngân hàng, quốc gia.
    • Báo cáo giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ.
    • Cung cấp thông tin về các quốc gia, ngân hàng thuộc diện nghi ngờ.
  • Rủi ro tỷ giá: Cung cấp giải pháp mua bán ngoại tệ kỳ hạn để hạn chế giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro lỗ do biến động tỷ giá
  • Bên cạnh đó, Vietcombank cũng khuyến nghị doanh nghiệp chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin thông qua kênh ngân hàng, các sự kiện hội thảo có tính chất kết nối doanh nghiệp do các cơ quan bộ, ban ngành tổ chức. Việc này cũng đóng góp lớn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, năng lực cạnh tranh; đồng bộ giải pháp hợp tác với ngân hàng và cơ quan chức năng giúp doanh nghiệp nhằm thích ứng với các biến đổi và hạn chế các rủi ro khác như: rủi ro thị trường, rủi ro yêu cầu chất lượng và kĩ thuật từ thị trường quốc tế, sức mua thị trường, rào cản thương mại, rủi ro vận chuyển…

Trên thực tế, để tối ưu giải pháp và hạn chế các rủi ro nói trên cho doanh nghiệp, VCB không ngừng cải tiến phát triển các sản phẩm dịch vụ giải pháp và ứng dụng công nghệ mới trên thị trường. Trong đó, VCB đi đầu triển khai Dịch vụ tài trợ thương mại trực tuyến qua chương trình VCBCC giúp hỗ trợ tư vấn trực tuyến, giảm thiểu sai sót trong khâu gửi và nhận kết quả giao dịch cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngoài ra, VCB còn cung cấp các giải pháp giao dịch ngoại tệ, phái sinh lãi suất, phái sinh giá cả hàng hóa giúp giảm thiểu rủi ro biến động tỷ giá/lãi suất, biến động giá cả hàng hóa, chủ động dòng tiền như SP giao dịch quyền chọn ngoại tệ/ hoán đổi ngoại tệ,  hợp đồng tương lai giá cả hàng/quyền chọn giá cả hàng hóa/ hoán đổi giá cả hàng hóa. Bên cạnh đó, VCB cũng tích cực ứng dụng nền tảng mới cho phép vận đơn điện tử eB/L trong chứng từ giao dịch thư tín dụng nhập khẩu giảm thiểu rủi ro vận chuyển chứng từ.

Trên đây là một số ý kiến đề xuất cho các doanh nghiệp của Vietcombank liên quan tới giải pháp hỗ trợ hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế khi đưa nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài. 

Không chỉ đồng hành cùng triển lãm – Vietcombank luôn hướng tới là đơn vị đi đầu trong các hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương xuất khẩu tại Việt Nam và sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2023 là cơ hội tốt để Vietcombank được các Tập đoàn lớn trong nước và quốc tế biết đến. Đồng thời, tiếp cận gần hơn với các chủ doanh nghiệp, doanh nhân, nhà sản xuất, xuất khẩu,…là nhóm khách hàng tiềm năng của Vietcombank.

In bài Share