Doanh nghiệp 360

VIETCOMBANK ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH CÙNG VIET NAM INTERNATIONAL SOURCING 2023

28.09.2023

Để đồng hành cùng doanh nghiệp kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế trong thời gian tới, Vietcombank tiếp tục kế hoạch đa dạng hóa cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử.

Để đồng hành cùng doanh nghiệp kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế trong thời gian tới, Vietcombank tiếp tục kế hoạch đa dạng hóa cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử. 

Cùng tìm hiểu những chia sẻ của Vietcombank tại hội thảo “Đưa nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài” để biết thêm những thông tin, chính sách ưu tiên dành cho doanh nghiệp xuất khẩu. 

Câu hỏi 1: Để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong hợp tác/kinh doanh với doanh nghiệp tại EU nói riêng và nước ngoài nói chung hiện nay, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm để hạn chế rủi ro có thể xảy ra

Trả lời câu hỏi 1:

  • Để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau khi kinh doanh tại thị trường EU nói riêng cũng như với doanh nghiệp nước ngoài nói chung:
  • Kiểm tra kỹ lưỡng thông tin về đối tác, Rà soát kỹ hợp đồng: Trước khi giao dịch, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ thông tin về đối tác, bao gồm tư cách pháp nhân, tình trạng tín dụng, khả năng giao hàng, uy tín của đối tác.
  • Sử dụng các hình thức thanh toán an toàn phù hợp với quan hệ đối tác (chuyển tiền bằng điện (TTR) trả trước, nhờ thu (D/A, D/P), ứng trước tiền hàng với giá trị lớn, L/C nhập khẩu …)
  • Tích cực tìm hiểu các nguyên tắc, thông lệ thanh toán quốc tế: Doanh nghiệp cần tìm hiểu các nguyên tắc, thông lệ thanh toán quốc tế để hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan. 
  • Cảnh giác khi giao dịch điện tử: Khi thực hiện giao dịch điện tử, doanh nghiệp cần lưu ý những dấu hiệu bất thường như thay đổi địa chỉ email của đối tác, người thụ hưởng…
  • Doanh nghiệp cũng có thể áp dụng một số biện pháp khác để giảm thiểu rủi ro, như sử dụng các doanh nghiệp dịch vụ logistics uy tín, tư vấn luật, và dịch vụ tư vấn của ngân hàng,…
  • Thị trường EU đang đặt ra những thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trong vấn đề đảm bảo sản xuất, thu thập báo cáo dữ liệu sản xuất khi ban hành nhiều quy định mới về tiêu chuẩn môi trường, phát triển bền vững, các quy định mới như Quy định số 2023/1115 về lưu thông và xuất khẩu một số sản phẩm liên quan đến phá rừng và suy thoái rừng; Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU, tập trung vào hàng hóa như xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón và điện, hóa chất hữu cơ và nhựa

Các doanh nghiệp Việt Nam cần có kế hoạch kinh doanh phù hợp, nhạy bén kịp thời điều chỉnh để đáp ứng được các yêu cầu, quy định, tiêu chuẩn mới.

Câu hỏi 2: Hạn chế đối với chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài?

Trả lời câu hỏi 2:

  • Hạn chế về chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản xuất khẩu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. 
  • Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp một số khó khăn như:
  • Hầu hết doanh nghiệp nông sản Việt bị rơi vào tình trạng thiếu vốn, chịu gánh nặng chi phí về thủ tục hành chính, vận tải
  • Các rủi ro do biến động thời tiết, biến động kinh tế, môi trường
  • Hầu hết chưa có thương hiệu nên hạn chế về mặt truyền thông
  • Công tác quản lý chuỗi cung ứng và ứng dụng công nghệ thông tin nội bộ và liên kết đối tác còn hạn chế
  • Thiếu các hệ thống phần mềm tối ưu hóa quản lý nguồn cung, quản trị phân phối, quản trị marketing, quản trị dữ liệu bán hàng…nên giá trị các loại nông sản ở mức thấp khi tham gia chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. 
  • Do đó, để cải thiện hiệu quả và hiệu suất chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu, cần thiết có sự chủ động của doanh nghiệp và sự phối hợp chung giữa các cơ quan đơn vị (Sở/Ban/Ngành, Trung tâm Khuyến nông, Cục Trồng trọt, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Hiệp hội ở các ngành hàng nông sản) trên cơ sở đó việc tiếp cận được nguồn vốn và tạo thành hệ sinh thái tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế dễ dàng hơn. 

Ông Nguyễn Việt Cường – Phó tổng giám đốc Vietcombank phát biểu tại lễ khai mạc Triển lãm Viet Nam International Sourcing 2023

 

Câu hỏi 3: Các hoạt động cụ thể của Vietcombank tham gia đóng góp vào hành trình xanh phát triển bền vững của doanh nghiệp?

Trả lời câu hỏi 3: 

  • Tín dụng xanh đang là một chủ đề được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước quan tâm và dành nhiều ưu tiên, đặc biệt là đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Các lĩnh vực năng lượng tái tạo, đầu tư vào công trình xanh, phương tiện giao thông điện và nông nghiệp sạch đang là các xu hướng thị trường nhằm hiện thực hóa các cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại COP26.
  • Với vai trò là ngân hàng thương mại tiên phong, Vietcombank luôn xác định tăng trưởng phải gắn liền với yếu tố bền vững. 
  • Vietcombank luôn dành nguồn lực đặc biệt để cho vay tài trợ các dự án xanh, chú trọng các dự án năng lượng tái tạo, nông nghiệp xanh và xử lý môi trường bao gồm tài trợ vốn trung dài hạn. Gần nhất, vào tháng 3-2023, Vietcombank và Ngân hàng JBIC (Nhật Bản) đã ký kết hợp tác tài trợ vốn 300 triệu USD để hỗ trợ dự án năng lượng tái tạo. 

Vietcombank duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh ở mức dương, hạn chế xảy ra hiện tượng nợ xấu trong hoạt động tín dụng xanh, đa dạng cấp tín dụng xanh ở nhiều lĩnh vực.

Câu hỏi 4: Các hình thức hỗ trợ vốn nào của VCB cho các doanh nghiệp XNK theo chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế?

Trả lời câu hỏi 4:

  • Với mục tiêu đồng hành và phát triển cùng khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, VCB luôn chú trọng triển khai gói giải pháp hỗ trợ vốn đa dạng, dễ dàng và nhiều tiện ích, giúp các doanh nghiệp quản trị tài chính một cách hiệu quả, như : 
  • Giai đoạn trước giao hàng: nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình thu mua hàng hóa/nguyên vật liệu, chi phí khác thông qua tài trợ vốn lưu động với nhiều hình thức khác nhau.
  • Giai đoạn sau giao hàng: nhằm hỗ trợ cải thiện dòng tiền, rút ngắn thời gian giữa thời điểm giao hàng và thời điểm được thanh toán như: Chiết khấu BCT theo LC, Ứng trước bộ chứng từ nhờ thu, Bao thanh toán, thanh toán trước hạn L/C.
  • Áp dụng nhiều Giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng đa dạng, tối ưu bao gồm tài trợ nhà phân phối, tài trợ nhà cung cấp, … trên nền tảng công nghệ số hiện đại.
  • Về chính sách giá: Thế mạnh là ngân hàng hàng đầu Việt Nam và có lợi thế về giá vốn, VCB luôn có chính sách linh hoạt về giá, tỷ lệ tài trợ hợp lý và lãi suất cạnh tranh với nhiều Chương trình/Gói lãi suất cho vay ưu đãi và chính sách phí giao dịch hợp lý.
  • Về đội ngũ nhân viên: đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của VCB sẽ hỗ trợ khách hàng hồ sơ thủ tục vay vốn, tư vấn phương án thanh toán quốc tế phù hợp đảm bảo khách hàng luôn được cung ứng vốn đầy đủ, kịp thời, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán.

Câu hỏi 5: VCB có những biện pháp nào phòng tránh rủi ro trong thanh toán cho doanh nghiệp xuất khẩu?

Trả lời câu hỏi 5:

Xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mở ra nhiều cơ hội giao thương cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, song song với đó cũng không ít rủi ro. Với lợi thế là ngân hàng hàng đầu Việt Nam về thanh toán quốc tế, VCB triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ khách hàng:

STT

Rủi ro TTQT-TTTM

Biện pháp phòng tránh rủi ro

1

Rủi ro gian lận, giả mạo

  • Truyền thông cảnh báo gian lận qua (i) kênh public: Website/fanpage/SMS và (ii) phương tiện truyền thông: báo chí, …
  • Luôn tư vấn khách hàng các giải pháp để nhận biết và xử lý giao dịch bất thường như:
  • Cảnh giác với những email bất thường, thận trọng với những yêu cầu mang tính chất bí mật và phải thực hiện nhanh chóng;
  • Kiểm tra chéo bằng phương thức liên hệ khác: Điện thoại, Skype; 
  • Kiểm tra cơ quan có thẩm quyền.

2

Rủi ro đối tác 

  • Tìm hiểu kỹ thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của phía đối tác nước ngoài  (phân tích tính thanh khoản, khả năng trả nợ, cơ cấu vốn của doanh nghiệp …) thông qua các nguồn tin công khai, mua dịch vụ thẩm tra từ các đơn vị có uy tín, như Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), hay qua kênh của Hiệp hội tại các nước nhập khẩu, cơ quan đại diện ngoại giao, thương vụ và chi nhánh thương vụ tại nước nhập khẩu… Nhất là các đối tác mới giao dịch lần đầu, hay đối tác tìm được qua kênh trung gian.

3

Rủi ro tác nghiệp

  • Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt VCB là ngân hàng tiên phong trong việc phát triển đội ngũ chuyên gia về thanh toán quốc tế với chứng chỉ uy tín như CDCS, CITF, … 
  • Tuân thủ đúng quy trình, quy định Pháp luật và bố trí các chốt kiểm soát trong mỗi quy trình nghiệp vụ.

4

Rủi ro tuân thủ

Nhận biết, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng (Know your customer – KYC)

  • Đánh giá rủi ro khách hàng
  • Đánh giá nâng cao khách hàng
  • Báo cáo giao dịch
  • Giám sát giao dịch (monitoring)
  • Đào tạo, kiểm tra, giám sát

5

Rủi ro ngân hàng đại lý, quốc gia

  • Tích cực nắm bắt thông tinh về tình hình kinh tế chính trị thế giới.
  • Kiểm tra kĩ các thông tin về khách hàng, ngân hàng, quốc gia trước khi thực hiện giao dịch
  • Khi phát hiện giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ phải lập tức báo cáo các bộ phận liên quan đê ngăn chặn rủi ro.
  • Cung cấp cho khách hàng các thông tin về các quốc gia, ngân hàng thuộc diện nghi ngờ

6

Rủi ro tỷ giá

  • Cung cấp giải pháp liên quan đến mua bán ngoại tệ nhằm hỗ trợ khách hàng tránh được rủi ro tỷ giá như Mua bán ngoại tệ kỳ hạn.

 

Câu hỏi 6: Được biết trong thời gian qua Vietcombank luôn là ngân hàng dẫn đầu, chủ lực và chủ đạo của Ngành ngân hàng Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu nói chung cũng như với lĩnh vực cho vay tín dụng xuất khẩu. Đề nghị Ngân hàng Vietcombank cho biết kế hoạch của Ngân hàng trong thời gian tới trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam?

Trả lời câu hỏi 6:

Để đồng hành cùng doanh nghiệp kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế trong thời gian tới, Vietcombank tiếp tục kế hoạch đa dạng hóa cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử. 

  • Trong đó, phải kể đến những sản phẩm ưu việt, phát huy thế mạnh của Vietcombank như:
  • Các gói giải pháp tài trợ vốn lãi suất cạnh tranh, kỳ hạn cho vay linh hoạt và được thiết kế chuyên biệt cho từng đặc thù kinh doanh và chuỗi cung ứng của Khách hàng
  • Dịch vụ thanh toán và quản lý dòng tiền trên kênh số với nhiều giải pháp đa dạng, lãi suất huy động cạnh tranh, chi phí tối ưu, bảo mật tối đa, đáp ứng nhu cầu quản lý đa tầng, đa phương, phục vụ tổng thể cho cả hệ sinh thái của doanh nghiệp
  • Đa dạng các sản phẩm dịch vụ TTQT-TTTM thông qua ứng dụng công nghệ, nền tảng hiện đại, hỗ trợ cho giao dịch và tư vấn trực tuyến (vận đơn điện tử eB/L, online, tư vấn qua online…)
  • Với vai trò là ngân hàng thương mại tiên phong, Vietcombank luôn xác định tăng trưởng phải gắn liền với yếu tố bền vững, cũng như cấp tín dụng cho các dự án xanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng. Vietcombank tập trung mở rộng tín dụng xanh cho nền kinh tế, đặc biệt đối với các dự án năng lượng tái tạo, nông nghiệp xanh và xử lý môi trường như: vốn tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm ~87,3%, hoạt động tài trợ vốn trung dài hạn cho các dự án năng lượng tái tạo… 
  • Định hướng lộ trình phát triển bền vững của Vietcombank theo 5 trụ cột sau: 
  • Không ngừng nâng cao năng lực tài chính để tạo động lực phát triển ổn định, bền vững và đảm bảo quyền lợi của khách hàng, cổ đông và đối tác. 
  • Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro về môi trường, xã hội và quản trị. 
  • Đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình phát triển bền vững. 
  • Hướng tới việc đáp ứng các chuẩn mực quốc tế (GRI, TCFD) về phát triển bền vững. 
  • Tiếp tục nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại theo hướng bền vững.
In bài Share