Thương mại Việt Nam và Ukraine hoạt động trở lại, khó khăn vẫn chồng chất

22.03.2002

Trong giai đoạn này và cả năm 2023, hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Ukraine được dự báo sẽ khó khăn, do việc triển khai các hợp đồng đã ký kết đang vướng mắc, các hợp đồng ký kết mới sẽ được hai bên quan tâm nhưng sẽ cân nhắc rất kỹ…

Thương vụ Việt Nam tại Ukraine cho biết đã nhận được nhiều sự quan tâm về mặt hàng gạo.Thương vụ Việt Nam tại Ukraine cho biết đã nhận được nhiều sự quan tâm về mặt hàng gạo.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong 2 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất siêu 49,1 triệu USD sang Ukraine. Cụ thể, xuất khẩu sang Ukraine đạt 57,5 triệu USD, chiếm 0,11% kim ngạch xuất khẩu cả nước; nhập khẩu đạt 8,4 triệu USD.

VẬN CHUYỂN, THANH TOÁN ĐỀU KHÓ KHĂN

Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ukraine ông Hoàng Đình Chại thông tin, khủng hoảng Nga – Ukraine tác động mạnh đến kinh tế nước này. Theo các nhà phân tích và dự báo, GDP của Ukraine giảm 32% vào năm 2022, tiếp theo là mức phục hồi khiêm tốn giảm 5-10% trong năm 2023. Các nhà phân tích lưu ý, xu hướng của nền kinh tế Ukraine trong tương lai gần sẽ hình chữ L.

Theo dự đoán, lạm phát sẽ chậm lại vào đầu năm 2023 và giảm xuống 14% vào năm sau từ mức 22,6% của năm 2022. Mức lạm phát tăng nhanh như dự kiến, nhưng không vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Các chỉ số công nghiệp, nông nghiệp của Ukraine đã không được tập hợp và đánh giá. Nhưng những nhận xét bi quan do bị ảnh hưởng nghiêm trọng của chiến sự, các ngành sản xuất công nghiệp chính của Ukraine đều nằm ở khu vực chiến sự. Nông nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng do đúng vào vụ gieo trồng.

Vì vậy, hoạt động kinh tế thương mại giữa Việt Nam – Ukraine cũng chịu ảnh hưởng. Do các chuỗi hậu cần ở Ukraine đang trong tình trạng khó khăn: giá cước vận chuyển quá cao, tắc đường trên đường sắt, ùn tắc tại các trạm kiểm soát ô tô.

Trong vận tải hàng hải, các hãng tàu đều siết chặt các điều khoản thanh toán. Nhiều hãng chuyển sang hình thức trả trước, giá cước đang tăng lên đáng kể.

Cảng biển chính Odessa đã tạm thời được mở cửa, nhưng ưu tiên hàng lương thực. Ukraine đang tạm thời sẽ cập cảng của Rumany và sẽ qua đường bộ tới Ukraine.

Việc vận chuyển hàng hoá qua đường sắt hiện nay là phương tiện chính, do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần làm việc kỹ về việc hàng hoá vận chuyển qua hành trình nào?

Cũng theo Thương vụ, việc thanh toán trong giai đoạn này rất khó khăn và thận trọng. Các ngân hàng chỉ cho chuyển một lượng tiền rất nhỏ ngoại tệ ra khỏi ngân hàng do luật xung đột. Tuy nhiên, sau khi kết thúc xung đột ông Chại khuyến cáo, doanh nghiệp cũng nên cẩn trọng, tốt nhất là nên trả trước tránh tình trạng không thanh toán sau đó.

Đặc biệt với tình trạng hiện nay, khó mua bảo hiểm rủi ro xung đột cho hàng xuất khẩu. Trên thực tế, vào thời điểm này, nhiều chủ tàu, công ty bảo hiểm quốc tế không muốn nhận bảo hiểm những lô hàng vào khu vực chiến sự. Thông thường mức phí bảo hiểm xung đột theo thị trường bảo hiểm London tối thiểu là 0,05% (trên giá trị lô hàng).

CẦN TÌM HIỂU THÔNG TIN

Với những công hàng đã xuất sang Ukraine, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ukraine cho biết việc thanh toán bị ảnh hưởng nhưng đã được giải quyết.

Dự báo trong giai đoạn này và cả năm 2023 sẽ khó khăn cho việc hợp tác thương mại giữa hai nước. Việc triển khai các hợp đồng đã ký kết đang vướng mắc, các hợp đồng ký kết mới sẽ được hai bên quan tâm nhưng sẽ cân nhắc rất kỹ.

Hiện nay các doanh nghiệp và nhà nước Ukraine ưu tiên nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống và quân đội. Song song với việc chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, Chính phủ Ukraine đang trình bày một kế hoạch toàn diện để phục hồi đất nước trong 10 năm và đã nhận được sự đánh giá, hỗ trợ tích cực từ các đối tác quốc tế.

Ukraine đang cố gắng xúc tiến Hiệp định Thương mại tự do với nhiều nước, ký các thoả thuận để thực hiện các biện pháp thiết thực giúp đỡ hoạt động kinh doanh của Ukraine trong điều kiện thời chiến. Ukraine cũng nhìn nhận rằng việc hợp tác kinh tế với Việt Nam đặc biệt tốt cho Ukraine trong giai đoạn tái thiết sau chiến tranh.

Bức tranh hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam và Ukraine đã bắt đầu có các hoạt động trở lại sau 4 tháng dừng hẳn, đã có các đoàn doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp về Việt Nam để xúc tiến và tìm nguồn hàng.

Thương vụ cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm về mặt hàng gạo, lương thực và các sản phẩm vải phục vụ cho may mặc…

Trên các siêu thị, mặt hàng thực phẩm khô của Việt Nam như: phở, bún miến, gạo, mỳ tôm…. chiếm phần lớn trên các kệ hàng. “Đây là lần đầu tiên hàng Việt Nam chiếm đa số so với hàng Thái Lan và các nước khác của Châu Á tại hệ thống phân phối của Ukraine”, ông Chại nhận định.

Thời gian tới, Thương vụ tại Ukraine sẽ nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ukraine, bà con Việt kiều có nhiều mất mát, thiệt hại trong cuộc xung đột này. Đại sứ và Thương vụ dự kiến sẽ tiến hành các hội thảo song phương bằng hình thức online và offline với các doanh nghiệp Ukraine và doanh nghiệp Việt Nam.

Trước đó, ngày 2/2/2023 Indonesia đã tiến hành hội thảo tại Kiev. Phòng Công nghiệp và Thương mại Ukraine cùng một số doanh nghiệp sẽ bay tới Indonesia để xúc tiến thương mại.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn với đối tác Ukraine, trong giai đoạn hiện nay, theo ông Chại, việc tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ là cần thiết.

Tuy nhiên các doanh nghiệp cần lưu ý, trong quan hệ thương mại cần tìm hiểu thông tin và trao đổi kỹ phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, bảo hiểm. Bởi đã có rất nhiều trường hợp giả mạo để lấy tiền cọc trong thanh toán trước và rất khó đòi.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam là các mặt hàng về nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản… Các doanh nghiệp cần liên hệ với Thương vụ để giúp đỡ khi cần thiết.

Theo VnEconomy

In bài Share