Tin tức

PHÁT HÀNH ẤN PHẨM GIỚI THIỆU VỀ QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU CỦA THỊ TRƯỜNG EU

25.10.2021

EU là đối tác thương mại lớn hàng đầu của Việt Nam với trao đổi thương mại hai chiều tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 9% (từ năm 2015) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 17 của EU; tuy nhiên, nếu xét riêng về xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 10 trong số các nước xuất khẩu lớn nhất vào EU (2020).

EU là đối tác thương mại lớn hàng đầu của Việt Nam với trao đổi thương mại hai chiều tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 9% (từ năm 2015) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 17 của EU; tuy nhiên, nếu xét riêng về xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 10 trong số các nước xuất khẩu lớn nhất vào EU (2020).

EU được nhận định là thị trường có dung lượng lớn với sự thống nhất trong đa dạng và nhiều dư địa tăng trưởng; đồng thời cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và EU phần nhiều mang tính bổ trợ thay vì cạnh tranh trực tiếp. Mặc dù vậy, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại khu vực này vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 2% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU. Trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đi vào thực thi với cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế quan sau một lộ trình ngắn. Đây là cơ hội để gia tăng giá trị xuất khẩu, mở rộng thị phần, năng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường EU.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy EU là một thị trường khó tính với những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cao và nghiêm ngặt đối với hàng hóa nhập khẩuvới mục đích là bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, điển hình như các quy định về SPS, truy xuất nguồn gốc,yêu cầu về bao bì đóng gói; công cụ phòng vệ thương mại được áp dụng thường xuyênNgay cả trong khối EU, ngoài các quy định chung, một số quốc gia thành viên còn có tiêu chí đối với hàng nhập khẩu thậm chí khắt khe hơn, điển hình như khu vực thị trường Bắc Âu, không những yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao, các nước Bắc Âu còn quan tâm đến cả quy trình tạo ra sản phẩm.

Để tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU đặt ra bài toán không hề dễ dàng cho các doanh nghiệp Việt bởi hạn chế về năng lực sản xuất nội tại, cũng như thiếu thông tin thị trường. Đứng trước những cơ hội và thách thức đặc thù của thị trường EU, doanh nghiệp Việt Nam trước hết cần chủ động nắm bắt một cách có hệ thống các quy định, chính sách nhập khẩu của EU để xây dựng kế hoạch tiếp cận và thâm nhập thị trường một cách bài bản, hiệu quả và bền vững.

Tích cực trong công tác thông tin thị trường, hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu sang EU trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đã đi vào thực thi, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ đã tiến hành nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng cuốn sách giới thiệu về Quy định nhập khẩu của thị trường EU để phát hành rộng rãi đến các đối tượng thụ hưởng, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp.

Các đối tượng quan tâm có thể liên hệ trực tiếp Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương hoặc tải trực tiếp tài liệu tại đây: https://bit.ly/3GrEj5A

In bài Share