Tin tức

Dự báo thị trường lương thực, thực phẩm toàn cầu niên vụ 2020/2021

20.12.2020

Thị trường lương thực, thực phẩm toàn cầu năm 2020 phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức do COVID-19. Tuy nhiên, từ quý II/2020, Chính phủ các nước đã nỗ lực tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa thiết yếu, trong đó có lương thực, thực phẩm ngay cả trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát chặt chẽ biên giới, cửa khẩu. Do đó, sản xuất và thương mại nông sản thực phẩm đã dần thích ứng với các điều kiện mới, thậm chí theo đánh giá của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), còn cho thấy khả năng chống chọi với khủng hoảng đại dịch tốt hơn các lĩnh vực khác.

Thị trường lương thực, thực phẩm toàn cầu năm 2020 phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức do COVID-19. Tuy nhiên, từ quý II/2020, Chính phủ các nước đã nỗ lực tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa thiết yếu, trong đó có lương thực, thực phẩm ngay cả trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát chặt chẽ biên giới, cửa khẩu. Do đó, sản xuất và thương mại nông sản thực phẩm đã dần thích ứng với các điều kiện mới, thậm chí theo đánh giá của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), còn cho thấy khả năng chống chọi với khủng hoảng đại dịch tốt hơn các lĩnh vực khác.

FAO cũng đã nhận định các xu hướng sản xuất và thị trường trong giai đoạn 2020-2021 đối với các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, gồm ngũ cốc, cải dầu, thịt, sữa, cá và đường.

"Đại dịch COVID-19 tác động đến mỗi ngành hàng, thị trường ở các mức độ khác nhau. Mặc dù khi mới xuất hiện, dịch bệnh đã làm dấy lên quan ngại về an ninh lương thực, nhưng các phân tích của FAO cho thấy nhìn tổng quan thị trường toàn cầu, các ngành nông sản và thực phẩm đang chứng tỏ khả năng chống chọi với đại dịch tốt hơn nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, do những rủi ro từ dịch bệnh vẫn còn hiện hữu thậm chí có thể trở nên phức tạp hơn, cộng đồng quốc tế phải luôn cảnh giác và sẵn sàng phản ứng, nếu và khi cần thiết”- Boubaker Ben-Belhassen, Giám đốc Bộ phận Thị trường và Thương mại của FAO khuyến cáo.

Các xu hướng chính và triển vọng của các mặt hàng lương thực, thực phẩm trong niên vụ 2020/2021:

  1. Ngũ cốc

Bất chấp những bất ổn do đại dịch COVID-19 gây ra, dự báo của FAO cho niên vụ 2020/21 cho thấy nguồn cung ngũ cốc toàn cầu về cơ bản vẫn đáp ứng nhu cầu, trừ một số sự thiếu hụt cục bộ và tạm thời do gián đoạn trong chuỗi cung ứng vì các vấn đề logistics và kiểm dịch. Thậm chí những ước tính sơ bộ cho thấy sản lượng ngũ cốc toàn cầu trong niên vụ này vẫn vượt qua kỷ lục của năm trước là 2,6%.

Thương mại ngũ cốc thế giới năm 2020/21 dự kiến ​​sẽ đạt 433 triệu tấn, tăng 2,2% (9,4 triệu tấn) so với năm 2019/20 và lập mức cao kỷ lục mới, được thúc đẩy bởi sự mở rộng ​​trong thương mại hầu hết các loại ngũ cốc chính.

  1. Thịt

Tổng sản lượng thịt thế giới được dự báo sẽ giảm 1,7% vào năm 2020, do dịch bệnh ở động vật, sự gián đoạn thị trường liên quan đến COVID-19 và ảnh hưởng kéo dài của thiên tai (hạn hán, lũ lụt) tại các khu vực sản xuất lớn.

Thương mại thịt quốc tế có thể ghi nhận mức tăng trưởng vừa phải - nhưng tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với năm 2019 và phần lớn được duy trì bởi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.

Đến quý III/2020, một số loại thịt chứng kiến mức giá giảm so với đầu năm, thịt gia cầm, lợn và thịt trâu, bò do tác động của các biện pháp liên quan đến phòng chống COVID-19, bao gồm tắc nghẽn trong các chuỗi cung ứng, logistics, doanh số bán thịt cho các nhà hàng phục vụ ăn uống bên ngoài sụt giảm vì người tiêu dùng phải ở nhà nhiều hơn.

  1. Thủy sản:

Đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến thị trường thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm tươi sống.

Về phía cầu, nhiều nhà hàng phải đóng cửa vì dịch bệnh khiến lượng tiêu thụ thủy sản, đặc biệt là thủy sản tươi sống giảm mạnh. Ngoài ra nghi ngại về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trên các sản phẩm tươi sống cũng khiến nhiều người tiêu dùng do dự và giảm lượng tiêu thụ.

Về phía nguồn cung, các đội tàu khai thác thủy sản gặp khó khăn trong việc ra khơi hay các hạn chế về thay đổi thủy thủ đoàn để phòng chống dịch khiến nguồn cung bị gián đoạn cục bộ. Ngoài ra, trong thực tế, không ít người nuôi trồng thủy sản và nhà máy chế biến thủy sản đã phải giãn sản xuất, thậm chí tạm thời đóng cửa vì dịch bệnh.

Sản lượng tôm và cá hồi toàn cầu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Mùa vụ nuôi tôm ở châu Á, thường bắt đầu vào tháng Tư, nay bị trì hoãn đến tháng Sáu / tháng Bảy. Ví dụ, ở Ấn Độ, sản lượng tôm nuôi dự kiến ​​sẽ giảm khoảng 30-40%.

Ngoài ra, nhu cầu trên toàn thế giới đối với cả tôm tươi và đông lạnh đang giảm đáng kể, trong khi nhu cầu đối với cá hồi ước giảm ít nhất 15% vào năm 2020. Doanh số bán lẻ, đặc biệt là cá hồi tươi và cá hồi chế biến đã giảm và nhiều khả năng chưa thể phục hồi được trong thời gian ngắn vì thu nhập của người tiêu dùng trên thế giới đã sụt giảm do kinh tế khó khăn vì dịch bệnh.

  1. Đường

Sản lượng đường thế giới niên vụ này dự báo sẽ giảm năm thứ hai liên tiếp và lần đầu tiên trong ba năm trở lại đây thấp hơn mức tiêu thụ toàn cầu.

Tuy nhiên, trong năm 2020, thương mại đường về cơ bản vẫn được duy trì nhờ giá đường ở ngưỡng phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng và lượng hàng tồn kho ở một số nước nhập khẩu truyền thống. Giá đường vốn đã giảm kể từ giữa năm 2017 và thậm chí còn thấp hơn chi phí sản xuất ước tính của nhiều nhà sản xuất trên thế giới.

  1. Sữa

Bất chấp sự gián đoạn thị trường do đại dịch COVID-19, sản lượng sữa thế giới đang cho thấy khả năng phục hồi, có thể tăng 0,8% vào năm 2020. Tuy nhiên, xuất khẩu sữa thế giới dự kiến sẽ giảm 4% do nhu cầu nhập khẩu giảm.

  1. Cây có dầu

Mặc dù triển vọng nhu cầu giảm đi liên quan do sức tiêu thụ giảm, nhưng dự báo 2019/20 mới nhất của FAO đối với các loại hạt có dầu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu thực vật cho thấy sẽ không xảy ra hiện tượng dư cung vì sản xuất cũng đang giảm tương ứng. Dự báo dự kiến cho năm 2020/21 cho thấy nguồn cung thậm chí còn khan hiếm so với nhu cầu.

FAO đã so sánh cuộc khủng hoảng do COVID-19 hiện tại với cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu giai đoạn 2007-2009, xác định sự khác biệt và hợp tác giữa các quốc gia để ứng phó với dịch bệnh, trong đó đáng chú ý là những nỗ lực chung để đảm bảo luồng lưu thông hàng nông sản và thực phẩm chế biến. Khi đánh giá v các tác động hiện tại của dịch bệnh và có khả năng xảy ra của đại dịch, tập trung vào thị trường thực phẩm quốc tế.

Các chuyên gia của FAO cũng cung cấp một tiêu chuẩn thông tin về các giải pháp tạo điều kiện cho thị trường trở lại hoạt động bình thường, ngay cả khi tỷ lệ lây nhiễm dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát.

So với cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu 2007-08, thế giới hiện đang thích ứng tốt hơn với các cú sốc và nhanh chóng ổn định sản xuất lương thực toàn cầu khả quan, dự trữ nhìn chung ở mức an toàn, giá lương thực quốc tế không bị đẩy tăng vọt và thương mại mở rộng hơn với nhiều quốc gia xuất nhập khẩu hơn. Hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách hiện nay có kinh nghiệm hơn trong việc đối phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu, trong khi các bên liên quan được thông báo và chuẩn bị tốt hơn.

Ở một khía cạnh khác, dịch bệnh lại tác động đến cách thức mà thương mại lương thực, thực phẩm diễn ra, đặc biệt là các hệ thống thương mại, phân phối bán lẻ tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đều phải áp dụng các giao thương y tế mới, làm phát sinh những thủ tục hoặc phức tạp hơn quá trình kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm…

In bài Share