Tin tức

Chuỗi bán hàng thời trang H&M có thể phải đóng cửa nhiều cửa hàng trong thời gian tới

05.10.2020

Khảo sát của Euromonitor International trong nửa đầu năm 2020 cho thấy có gần 40% các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ thời trang cho rằng tác động của đại dịch COVID-19 sẽ nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Khảo sát của Euromonitor International trong nửa đầu năm 2020 cho thấy có gần 40% các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ thời trang cho rằng tác động của đại dịch COVID-19 sẽ nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Hãng thời trang H&Mhiện có 5.000 cửa hàng trên toàn thế giới. Do đó, số cửa hàng bị đóng cửa trên chiếm 5% tổng số cửa hàng của H&M.

"Khách hàng ngày càng có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn, đặc biệt là trong thời gian diễn ra đại dịch", đại diện H&M cho biết. Trong đại dịch, vào thời gian cao điểm, hãng thời trang này đã đóng cửa tới 80% số cửa hàng của mình”.

Nhà bán lẻ Thuỵ Điển cho biết, kết quả kinh doanh trong quí III/2020 đã phục hồi, nhờ các điểm bán được mở cửa trở lại và ghi nhận sự "tăng trưởng mạnh mẽ và có lãi" trong mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, doanh số tháng 9/2020 vẫn giảm 5% so với cùng kì năm ngoái.

Giám đốc điều hành Helena Helmersson nói rằng: "Mặc dù thách thức vẫn chưa kết thúc, nhưng chúng tôi tin rằng điều tệ nhất đã ở phía sau. Và chúng tôi có đủ khả năng để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này".

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy xu hướng mua sắm trực tuyến - vốn trước đó đã đe doạ đến sự tồn vong của ngành bán lẻ truyền thống với hệ thống chuỗi cửa hàng lớn.

Đối thủ của H&M, Inditex - doanh nghiệp sở hữu Zara và các thương hiệu thời trang nhanh khác, cho biết từ đầu năm đến nay họ đã lên kế hoạch đóng của 1.200 cửa hàng trong năm nay và năm sau.

H&M và Inditex không phải là những nhà bán lẻ duy nhất cảm thấy khó khăn. American Eagle Outfitter và GameStop gần đây cũng đã công bố kế hoạch đóng cửa hàng trăm cửa hàng vì sự gia tăng của hình thức mua sắm trực tuyến.

Trước đó, khảo sát của Euromonitor International trong nửa đầu năm 2020 cho thấy có gần 40% các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ thời traing cho rằng tác động của đại dịch COVID-19 sẽ nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Doanh thu từ quần áo và giày dép cũng sẽ giảm ít nhất 12% trong năm nay.

Inditex, tập đoàn Tây Ban Nha đi đầu trong lĩnh vực thời trang nhanh, chủ sở hữu chuỗi cửa hàng thời trang Zara, mới đây công bố báo cáo thua lỗ 409 triệu euro trong quý 1/2020.

Đây là lần đầu tiên tập đoàn báo lỗ kể từ khi bắt đầu phát hành cổ phiếu vào năm 2001.

Thời kỳ lệnh phong tỏa được áp dụng tại hầu hết các quốc gia để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, 88% cửa hàng Zara phải đóng cửa, doanh thu của tập đoàn giảm một nửa.

Tuy nhiên, vốn có tiềm lực tài chính trong khi cổ phiếu của tập đoàn vẫn duy trì sức hút ổn định trên các sàn chứng khoán, Inditex không phải cho nhân viên nghỉ phép và vẫn chi trả cho nhân viên trong giai đoạn khủng hoảng do đại dịch.

Tuy nhiên, các đối thủ của Inditex lại không có được sự may mắn đó. Primark phải cho gần 8.000 nhân viên tại Tây Ban Nha nghỉ phép.

Khoảng 68.000 nhân viên thuộc chuỗi cửa hàng thời trang bình dân này của Anh hiện đang sống nhờ vào các khoản trợ cấp nghỉ phép từ chính phủ.

 

In bài Share