Xuất khẩu xanh trong EVFTA: Xu hướng tất yếu của thương mại toàn cầu

23.07.2023

Xuất khẩu xanh với mục đích xanh hóa sản phẩm sẽ giúp khách hàng trên thị trường nước ngoài có thiện cảm hơn với sản phẩm của các doanh nghiệp

Xu hướng phát triển này đã và đang hình thành nên “luật chơi” mới về thương mại và đầu tư, đặc biệt là trong các quốc gia thuộc khối EVFTA. Nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới, thị trường nhập khẩu quan trọng của Việt Nam đã đặt ra những quy định liên quan đến môi trường khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu, triển khai áp dụng thuế suất cao đối với các sản phẩm có phát thải carbon lớn.

Hiện nay, tỷ trọng chương trình phát triển xanh hoá trong lĩnh vực này đã chiếm trên 50%; năm 2023 mục tiêu là đạt tỷ lệ trên 70%. Các doanh nghiệp đã đầu tư vào hạ tầng, môi trường, năng lượng tái tạo… liên quan tới nước cấp, nước thải và xử lý nước. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc ngành may, sợi, dệt, nhuộm đã đạt được các chuẩn mực trong Luật Môi trường Việt Nam.

Hướng đi bền vững của doanh nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu xanh - Nhịp sống  kinh tế Việt Nam & Thế giới

Theo các chuyên gia trong ngành, để xuất khẩu lâu dài sang thị trường châu Âu (EU), doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu cụ thể, trong chiến lược kinh doanh có tính đến giảm phát thải carbon. Theo đó, cần tăng cường sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, nguyên liệu tái chế, thiết kế sản phẩm theo hướng tuần hoàn; tăng cường sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm năng lượng.

Đồng thời, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong hoạt động sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từng bước xây dựng hộ chiếu kỹ thuật số cho sản phẩm; chú trọng xây dựng bộ máy quản lý, giám sát và tuân thủ quy định về giảm phát thải khí nhà kính trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, cần áp dụng triệt để các giải pháp về kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh cho ngành dệt may. Nhất là, chú trọng xây dựng bộ máy quản lý, giám sát và tuân thủ quy định về giảm phát thải khí nhà kính trong nước và quốc tế. Áp dụng triệt để các giải pháp về kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh cho ngành dệt may…

Thực tế, việc áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến vào chuỗi sản xuất không sử dụng hóa chất độc hại, thực hiện chương trình tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải công nghiệp đã giúp các doanh nghiệp dệt may tạo ra sản phẩm bền vững, thân thiện với người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Ngoài ra doanh nghiệp cũng chú trọng sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu hữu cơ và tái chế đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong xu hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Sản phẩm cần đáp ứng được tiêu chuẩn ngày càng cao của khách hàng, uy tín doanh nghiệp gia tăng, nhất là những nhãn hàng cao cấp, giúp thêm đơn hàng hơn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Thỏa thuận Xanh châu Âu (EGD) là một trong những vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần quan tâm. Trong các quy định cốt lõi EGD, nổi bật là chiến lược Farm to Fork - F2F (hệ thống thực phẩm công bằng, lành mạnh và thân thiện với môi trường).

F2F hướng mục tiêu đến năm 2030 giảm 50% việc sử dụng và nguy cơ sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, giảm thất thoát chất dinh dưỡng ít nhất 50%; giảm sử dụng phân bón ít nhất 20%; giảm 50% doanh số bán thuốc kháng sinh cho động vật trang trại...

Để đảm bảo công bằng, EU sẽ tiến đến yêu cầu các nước khác thực hiện tương tự nếu không sẽ đánh thuế môi trường. Vì vậy, chiến lược xanh là vấn đề mà doanh nghiệp cần nghiêm túc tìm hiểu, nghiên cứu và thực hành khi muốn tiếp cận thị trường EU lâu dài, cũng như đi theo quy luật phát triển tiến bộ trên thế giới.

 

Bá Sơn

In bài Share