Những ưu đãi về thuế mà Việt Nam được hưởng lợi trong sân chơi EVFTA

10.05.2023

Sau gần 3 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giới chuyên gia nhìn nhận EVFTA mang đến cơ hội mở cửa thị trường tạo ra phát triển kinh tế cho Việt Nam mà tác động tích cực của hiệp định trên bình diện lĩnh vực kinh tế. Trong đó, Hiệp định EVFTA đã mang lại nhiều ưu đãi lớn trong số hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Cụ thể, Hiệp định EVFTA đã xóa bỏ 85,6% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Việt Nam, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Lộ trình sau 7 năm khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ 99,2% thuế nhập khẩu, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (0,3% còn lại sẽ được hưởng thuế suất 0%). Việt Nam cam kết xóa bỏ 48,5% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa EU, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam.

Sau 7 năm, Việt Nam xóa bỏ 99,8% thuế nhập khẩu, tương đương 98,3% kim ngạch xuất khẩu EU sang Việt Nam (1,7% còn lại sẽ được hưởng thuế suất 0% trong vòng 10 năm tiếp theo). Việt Nam nhận được nhiều đơn đặt hàng với hàng dệt may, hải sản, rau quả, sản phẩm gỗ, điện tử, điện thoại và các sản phẩm nhiệt đới. Các mặt hàng thủy sản, thị trường EU chiếm 17%-18% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Lộ trình trong ba đến bốn năm thuế suất giảm khoảng 90% đối với hàng hải sản giảm từ mức 14% xuống còn 0%. Mặt hàng thủy hải sản Việt Nam sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn.

Bên cạnh đó, các mặt hàng nông, lâm, cà phê tăng cao lên đến 57,1%, giá trị đạt 1,7 tỷ USD, thủy sản tăng 46,6% đạt 3,6 tỷ USD, hạt tiêu tăng 28%, đạt 362 triệu USD, cao su tăng 9,3% đạt 857 triệu USD tập trung xuất khẩu vào thị trường tiềm năng như Đức, Italy, Tây Ban Nha và Bỉ. Mặt hàng cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng đối với EU tăng trưởng cao trong năm 2022. Đặc biệt cà phê có lợi thế thuế suất bằng 0% gia tăng thị phần trong tổng nhu cầu cà phê của EU.

Ngành chế tạo của Việt Nam đón nhận diện mạo phát triển mới. Điện thoại, máy tính và các sản phẩm điện tử là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang thị trường EU. Miễn thuế không những tạo ra ưu thế cạnh tranh cho các mặt hàng điện tử xuất khẩu của Việt Nam, thúc đẩy doanh nghiệp nước ngoài dịch chuyển nhà máy từ các nước đến Việt Nam để tận dụng ưu thế về thuế quan.

EVFTA thúc đẩy các ngành nghề của Việt Nam phát triển như ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, vận tải hàng không. EU chủ yếu xuất khẩu máy móc, chế phẩm hóa học và thiết bị vận tải sang Việt Nam. Đây là lĩnh vực quan trọng giúp thúc đẩy mô hình phát triển kinh tế và tiến trình hiện đại hóa của Việt Nam, có lợi cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng suất lao động và tăng cường ứng dụng công nghệ cao, mang lại cơ hội, hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Những cam kết có liên quan đến quy mô và mức độ đầu tư trong hiệp định sẽ thay thế hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên EU, có lợi cho Việt Nam trong việc tiếp tục cải cách cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thế chế và môi trường kinh doanh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư EU triển khai hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Hiệp định EVFTA thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng từ 2,18% lên 3,25%; trong giai đoạn 2018-2024 từ 4,57% lên 5,30% và trong giai đoạn 2029-2033 từ 7,07% lên 7,72%.

Ngoài ra, do nền kinh tế của các nước thành viên EU phát triển ở trình độ cao hơn Việt Nam và mang tính bổ trợ cho nền kinh tế Việt Nam nên hàng nhập khẩu từ các nước EU phần lớn không có tính cạnh tranh trực tiếp, do đó với lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, Việt Nam có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh khi tham gia EVFTA. Hiệp định EVFTA bao gồm các cam kết về bảo vệ môi trường, quá trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo hướng thân thiện hơn với môi trường, giúp kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, vững chắc.

Bên cạnh cơ hội, phát triển kinh tế Việt Nam cũng gặp những khó khăn trong cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ cho EU, tạo áp lực cạnh tranh nhất định đối với nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, đây là áp lực cạnh tranh lành mạnh, có chọn lọc. Quan trọng hơn, do cơ cấu kinh tế của EU và Việt Nam bổ sung cho nhau, không có sự đối đầu trực tiếp nên áp lực cạnh tranh không lớn.

Theo MOIT

In bài Share