Tin tức

Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế -xã hội của khu vực châu Âu – châu Mỹ

16.09.2022

Xung đột giữa Nga và Ucraina, tình hình làm phát tại các nước tiếp tục tác động tiêu cực tới đà phụ hồi kinh tế thế giới nói chung và khu vực châu Âu – châu Mỹ nói riêng.

Cụ thể, theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới phát hành tháng 7 năm 2022 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 của một số nước lớn thuộc khu vực châu Âu – châu Mỹ được dự báo thấp hơn so với dự báo trước đó trong các báo cáo tháng 4 năm 2022 và tháng 01 năm 2022 của IMF. Ví dụ, dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Hoa Kỳ năm 2022 và năm 2023 lần lượt là 2,3% 1,0% và thấp hơn mức dự báo của các báo cáo trước đó lần lượt là 1,4% và 1,3%; Canada là 3,4% và 1,8 thấp hơn 0,5% và 1,0%; EU là 2,8% và 1,6% thấp hơn 0,1% và 0,9%; Đức là 1,2% và 0,8 thấp hơn 0,9% và 1,9%; v.v… (chi tiết Bảng 1).


Bảng 1: Dự báo tăng trưởng GDP của một số quốc gia châu Âu – châu Mỹ

TTKhu vực/ Quốc gia Dự báo trong báo cáo T4/2022 của IMFDự báo trong báo cáo T7/2022 của IMFThay đổi giữa 2 kỳ báo cáo
  2021

2022

2023

2022

2023

2022

2023

I

Toàn cầu

6,1

3,6

3,6

3,2

2,9

–0,4

–0,7

II

Khu vực châu Âu

5,9

1,1

1,9

    

1

EU 27

5,4

2,9

2,5

2,8

1,6

–0,1

–0,9

 

- Đức

2,8

2,1

2,7

1,2

0,8

–0,9

–1,9

 

- Pháp

7,0

2,9

1,4

2,3

1,0

–0,6

–0,4

 

- Italia

6,6

2,3

1,7

3,0

0,7

0,7

–1,0

2

Anh

7,4

3,7

1,2

3,2

0,5

–0,5

–0,7

3

Nga

4,7

-8,5

-2,3

–6,0

–3,5

2,5

–1,2

II

Khu vực châu Mỹ

 

      

1

Bắc Mỹ

5,5

3,6

2,3

    
 

- Hoa kỳ

5,7

3,7

2,3

2,3

1,0

–1,4

–1,3

 

- Canada

4,6

3,9

2,8

3,4

1,8

–0,5

–1,0

 

- Mexico

4,8

2,0

2,5

2,4

1,2

0,4

–1,3

2

Nam Mỹ

7,2

2,3

2,1

    
 

- Braxin

4,6

0,8

1,4

1,7

1,1

0,9

–0,3

 

- Argentina

10,2

4,0

3,0

4,0

3,0

0,0

0,0

 

- Chile

11,7

1,5

0,5

 

   

Các dự báo của các tổ chức quốc tế về tăng trưởng kinh tế giới nói chung và khu vực châu Âu – châu Mỹ nói riêng là hết sức bi quan và ảm đảm. Nguyên nhân chính đến từ: (i) xung đột quân sự Nga – Ucraina tiếp tục diễn ra mà chưa thấy có hồi kết ảnh hưởng toàn diện đến nền kinh tế thế giới; (ii) Lạm phát tăng cao, Chính phủ các nước giảm dần các gói hộ trợ kinh kế, chính sách tài khóa và tiền tệ có xu hướng được thắt chắt; (iii) Tình hình dịch bệnh bùng phát lại tại một số khu vực và Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách phòng dịch tiêu cực.

Các nguyên nhân này đã tác động tiêu cực đến các nền kinh tế như: gây ra tắc nghẽn chuỗi cung ứng, vận tải, ảnh hưởng đến sản xuất, làm gia tăng lạm phát dưới tác động của các chính sách vĩ mô và giá năng lượng, nguyên liệu đầu vào tăng, rối loạn trong thanh toán với Nga và tâm lý bất ổn của người tiêu dùng châu Âu.


          Vấn đề lạm phát:Tỷ lệ lạm phát ở các nước khu vực châu Âu – châu Mỹ tiếp tục có xu hướng tăng trong quý II/2022 (biểu đồ hình 1), trừ Nga lạm phát giảm hơn so với các tháng quý I/2022. Tỷ lệ lạm phát của một số thị trường lớn trong khu vực đều đạt mức cao trong tháng 6 năm 2022 như: Nga 15,1%, Braxin 11,9%, EU27 9,6%, Anh 9,4%, Hoa Kỳ 9,1%, Mexico 8,2%, Canada 8,1%. Đáng chú ý, tỷ lệ lạm phát trong tháng 9 năm 2021 của một số nước đạt đỉnh trong vòng nhiều năm trở lại đây như: Canada trong vòng 18 năm Hoa Kỳ trong vòng 13 năm, EU27 trong vòng 10 năm.

          Để đối mặt với vấn đề lạm phát, ngân hàng trung ương các nước khu vực châu Âu – châu Mỹ đồng loạt nâng lãi suất ngân hàng lên. Cụ thể, Ngân hàng trung ương châu Âu ECB tăng lãi suất lên 0,5% trong tháng 7/2022 sau nhiều năm duy trì lãi suất ở mức 0%; Ngân hàng trung ương Anh BOE nâng mức lãi suất lên 1,75% trong tháng 7/2022, mức cao nhất trong vòng 20 trở lại đây; Cục dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi xuất lên mức 2,5% trong tháng 7/2022, mức cao nhất kể từ năm 2018; Ngân hàng trung ương Canada tăng lãi suất lên 2,5% trong tháng 7/2022 mức cao nhất trong vòng 20 trở lại đây.

Tại khu vực châu Mỹ

Từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 6 năm 2022, Hội nghị Thượng đỉnh các quốc gia Châu Mỹ lần thứ 9 đã được tổ chức tại Los Angeles, Hoa Kỳ. Đây là lần thứ 2 Hoa Kỳ đăng cai sự kiện của Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ, sau 28 năm kể từ lần đăng cai thứ nhất vào năm 1994. Hội nghị lần này chỉ có Lãnh đạo của 20 quốc gia khu vực tham dự. Các nước còn lại phản ứng với việc Hoa Kỳ không mời đại diện Cuba, Nicaragua và Venezuela tham dự sự kiện. Chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh tập trung vào một số nội dung chính: y tế cộng đồng và phục hồi sau đại dịch Covid 19, biến đổi khí hậu và năng lượng tái tạo, kinh tế thương mại, chống tham nhũng và quản lý nhập cư.

Trong bối cảnh ảnh hưởng tại khu vực suy giảm trong những năm gần đây, với việc đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần này, Hoa Kỳ được cho là kỳ vọng khôi phục, củng cố và tăng cường vai trò lãnh đạo tại khu vực châu Mỹ, nhằm đảm bảo lợi ích chiến lược lâu dài của Hoa Kỳ tại khu vực. Theo đó, Hoa Kỳ thúc đẩy tầm nhìn và tăng cường các chuỗi cung ứng lân cận, hướng tới ủng cố mạng lưới thương mại đa phương giữa các quốc gia trong khu vực trên cơ sở nâng cấp khung pháp lý hợp tác hiện tại. Hoa Kỳ mong muốn thúc đẩy khuôn khổ hợp tác kinh tế khu vực Tây Bán cầu, phục hồi kinh tế thông qua nâng cấp các hiệp định thương mại hiện có. Đây được coi là sáng kiến của nước chủ nhà về nội hàm hợp tác kinh tế - thương mại, với tên gọi “Khuôn khổ đối tác Châu Mỹ vì sự thịnh vượng kinh tế”. Sáng kiến này tập trung vào các nội dung cơ bản: huy động vốn đầu tư, cải cách thể chế, tạo việc làm trong lĩnh vực năng lượng sạch, đảm bảo chuỗi cung ứng linh hoạt và thương mại bền vững. Mặc dù đạt được kết quả nhất định, song Chương trình Nghị sự về kinh tế thương mại và đầu tư do Hoa Kỳ đề xuất về cơ bản không nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ đại diện các nước. Điều này phản ánh tâm lý chung của các quốc gia trong khu vực còn thận trọng trước kế hoạch và dự định của Hoa Kỳ.

          Tại kỳ Hội nghị lần này, 20 quốc gia tham dự đã ký Thỏa thuận khu vực về vấn đề di trú nhằm đối mặt và giải quyết khủng hoảng nhập cư diễn ra nhiều năm qua. Theo đó, các nước cam kết tiến hành các biện pháp cần thiết để xử lý vấn đề nhập cư theo hướng cho phép hợp thức hóa người nhập cư bất hợp pháp hoặc tiến hành các chương trình bảo hộ tạm thời đối với người nhập cư. Đây được đánh giá là nội dung thành công và đạt được sự đồng thuận cao nhất của Hội nghị Thượng đỉnh các Quốc gia châu Mỹ lần thứ 9. Mặc dù Hội nghị chưa đạt thành công như mong đợi của các bên, nhất là nước chủ nhà, nhưng sự kiện này cũng là dịp để một lần nữa các vấn đề khu vực được đưa lên bàn nghị sự, nhằm tìm giải pháp cho những tồn tại và khủng hoảng hiện hữu.

Nguồn Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

 

In bài Share