Xúc tiến xuất khẩu qua nhà phân phối nước ngoài

09.08.2023

Bình luận069

VTV.vn - Chiều 11/8, Bộ Công Thương đã tổ chức Tọa đàm thúc đẩy xuất khẩu ngành hàng dệt may, nông sản và thực phẩm chế biến Việt Nam.

Sự kiện nằm trong đề án "Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hơn 60 Thương vụ và chi nhánh Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đã trực tiếp lắng nghe và tư vấn cho doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng Việt Nam về xúc tiến thương mại.

Ngành hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam năm nay đã xuất khẩu được gần 330 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu hơn 710 triệu USD. Dù quy mô xuất khẩu khá tích cực nhưng ngành này đang chỉ làm gia công cho các nhà bán lẻ nhỏ trên thế giới, chưa tiếp cận được với các "ông lớn" bán lẻ như Amazon, Costco hay Walmart.

Còn với ngành dệt may, thách thức tiếp cận đối tác cũng là rào cản lớn. "Kênh phân phối bán buôn, bán lẻ lớn họ đều có chuỗi riêng, vì vậy việc tham gia vào chuỗi và cạnh tranh với các nhà cung cấp của đối tác cũng là một phần thách thức này", ông Phạm Tùng Linh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đức Giang cho biết.

Xúc tiến xuất khẩu qua nhà phân phối nước ngoài - Ảnh 1.

Tọa đàm thúc đẩy xuất khẩu ngành hàng dệt may, nông sản và thực phẩm chế biến Việt Nam.

 

Ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương cho hay: "Các Thương vụ hướng dẫn về chính sách của EU và các nước sẽ thay đổi trong thời gian tới. Nếu doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn cung ứng cho các nhà bán lẻ lớn thì cần liên kết với nhau để cùng sản xuất ra sản phẩm, liên kết với nhau để cùng sản xuất ra công đoạn trong tổng thể chuỗi cung ứng đó".

Tháng 9, Bộ Công Thương cũng sẽ tổ chức chuỗi sự kiện "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế" tại các trung tâm triển lãm, các sự kiện giao thương kết nối cung - cầu trực tiếp cho doanh nghiệp với các nhà phân phối lớn trên thế giới.

 

 

Thái Sơn

In bài Share