Tin tức

Xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su đều giảm so với cùng kỳ năm 2019

17.11.2020

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 6/2020, xuất khẩu cao su hỗn hợp (hỗn hợp của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp - mã HS 400280) và mủ Latex tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019, trong khi xuất khẩu nhiều chủng loại cao su khác vẫn giảm. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su đều giảm so với cùng kỳ năm 2019, trừ xuất khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 6/2020, xuất khẩu cao su hỗn hợp (hỗn hợp của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp - mã HS 400280) và mủ Latex tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019, trong khi xuất khẩu nhiều chủng loại cao su khác vẫn giảm. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su đều giảm so với cùng kỳ năm 2019, trừ xuất khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su hỗn hợp (hỗn hợp của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp - mã HS 400280) chiếm 61,1% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 296,21 nghìn tấn, trị giá 386,31 triệu USD, tăng 3,5% về lượng, nhưng giảm 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, 97,8% lượng cao su hỗn hợp (mã HS 400280) được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Theo Hiệp hội Các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên, năm 2020, thế giới sẽ chỉ tiêu thụ 12,84 triệu tấn cao su, giảm so với dự báo 13 triệu tấn đưa ra hồi tháng 4. Nhu cầu cao su thiên nhiên thế giới dự báo cũng sẽ giảm, chủ yếu do Ấn Độ và Indonesia. Dịch Covid-19 đã khiến toàn bộ chuỗi cung ứng cao su rơi vào tình trạng xáo trộn. Mặc dù đại dịch khiến nhu cầu cao su thiên nhiên dùng trong sản xuất găng tay và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng lên, nhất là ở Malaysia và Thái Lan, song không đủ bù đắp cho nhu cầu giảm mạnh trong ngành sản xuất lốp xe.

Trong khi đó, sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu được điều chỉnh giảm thêm 303.000 tấn, tức là thấp hơn 4,7% so với dự báo trước, xuống 13,13 triệu tấn trong năm 2020. Sản lượng cao su Indonesia dự báo sẽ giảm 12,6% xuống 2,9 triệu tấn trong năm 2020, trong khi sản lượng của Thái Lan sẽ giảm 0,9%.

Quý II/2020 là giai đoạn bắt đầu mùa thu hoạch cao su tại các nước Đông Nam Á, trong khi đó nhu cầu cao su tự nhiên từ các nước tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu ở mức thấp và giá dầu thô giảm kỉ lục sẽ gây áp lực đối với giá cao su tự nhiên trong đó có Việt Nam

Chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2020

 

 

Chủng loại

Tháng 6/2020

So với tháng 6/2019 (%)

6 tháng năm 2020

So với 6 tháng năm 2019 (%)

Lượng(tấn)

Trịgiá (nghìn USD)

 

Lượng

Trị giá

Lượng(tấn)

Trịgiá (nghìn USD)

 

Lượng

 

Trị giá

Cao su hỗn hợp (mã HS 400280)

93.779

113.430

208,6

158,0

296.217

386.314

3,5

-0,7

Latex

19.810

18.756

40

26,8

43.902

42.326

-7,3

-9,1

SVR 3L

7.787

10.454

-70,3

-73,5

47.900

71.754

-46,8

-45,2

SVR 10

4.503

5.340

-86,5

-88,8

30.785

41.401

-67,4

-68,5

RSS3

3.666

5.052

-47,2

-52,8

17.428

26.511

-40,4

-38,7

SVR CV60

3.396

4.705

-38,8

-47,3

21.965

34.499

-35,5

-32,9

SVR CV50

1.078

1.538

-24,4

-34,1

7.530

11.999

-5,8

-2,5

Cao su tái sinh

633

495

4,1

38,5

2.526

1.949

-13,3

23,5

RSS1

433

62

-10,2

-92,1

2.372

3.727

-38,9

-38,9

Cao su dạng Crếp

289

168

 

 

1.176

738

 

 
In bài Share