Tin tức
Hệ thống bán lẻ nước ngoài mang lại cơ hội xuất khẩu hàng Việt Nam
Với nhiều quy định nghiêm ngặt, doanh nghiệp (DN) Việt cần có sự đầu tư, vận hành chuyên nghiệp hơn nữa, để đáp ứng yêu cầu của nhà phân phối tại thị trường nước ngoài Trong thời gian qua, hàng hoá của Việt Nam đặc biệt là hoa quả đã xuất khẩu sang nhiều nước và cho những tín hiệu tích cực, thể hiện qua vụ quả vải tươi vừa qua đã xuất bán thành công qua hệ thống siêu thị của Nhật Bản, Singapore và được người tiêu dùng bản địa đón nhận, đánh giá cao, tại thị trường Nhật còn khan hiếm hàng.
Với nhiều quy định nghiêm ngặt, doanh nghiệp (DN) Việt cần có sự đầu tư, vận hành chuyên nghiệp hơn nữa, để đáp ứng yêu cầu của nhà phân phối tại thị trường nước ngoài Trong thời gian qua, hàng hoá của Việt Nam đặc biệt là hoa quả đã xuất khẩu sang nhiều nước và cho những tín hiệu tích cực, thể hiện qua vụ quả vải tươi vừa qua đã xuất bán thành công qua hệ thống siêu thị của Nhật Bản, Singapore và được người tiêu dùng bản địa đón nhận, đánh giá cao, tại thị trường Nhật còn khan hiếm hàng.
Đây thực sự là một giải pháp hiệu quả trong việc đưa hàng Việt ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, với nhiều quy định nghiêm ngặt, doanh nghiệp (DN) Việt cần có sự đầu tư, vận hành chuyên nghiệp hơn nữa, để đáp ứng yêu cầu của nhà phân phối.
Tính đến giữa tháng 6/2020, gần 50 tấn vải đã được xuất khẩu sang Singapore từ cảng Hải Phòng và dự kiến đến hết mùa vải, tổng giá trị xuất khẩu có thể đạt 100 tấn. Năm 2020 là năm đầu tiên người dân Singapore được thưởng thức vải thiều nhập khẩu trực tiếp Việt Nam. Vải thiều Việt Nam hiện được bán với giá 5SGD/kg trong tuần đầu tiên (mức giá khuyến mại) và tăng trở lại mức 6SGD/kg ngay trong tuần tiếp theo, cùng mức giá với vải Trung Quốc đang bán tại Singapore.
Sau 2 tuần lên kệ, nhiều siêu thị đã không còn vải để bán. Để có được kết quả này, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam đã liên tục tổ chức các đoàn đưa nhà nhập khẩu trái cây Singapore về Việt Nam trong 3 năm liền để tìm kiếm các sản phẩm trái cây mới của Việt Nam.
Đối với chuỗi siêu thị Fair Price, hiện nắm tới 70% thị phần bán lẻ của Singapore, Thương vụ luôn quan tâm xây dựng mối quan hệ trao đổi thường xuyên với đại diện mua hàng của phía bạn, để giới thiệu và thuyết phục nhập khẩu các mặt hàng mới, tăng cường sự hiện diện của sản phẩm Việt Nam tại hệ thống siêu thị.
Trong tháng 6/2020, hơn 2 tấn vải thiều Việt Nam đã được tiêu thụ hết chỉ sau vài giờ xuất hiện tại các hệ thống siêu thị ở Thủ đô Tokyo và tỉnh Osaka (Nhật Bản). Giá bán vải tại thị trường Nhật Bản là từ 180.000-270.000 đồng/kg. Ước tính, trong năm nay, sẽ có khoảng 100 tấn vải thiều tươi sẽ được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bằng đường hàng không và đường biển.
Thực tế cho thấy, không chỉ có quả vải thiều tươi, trong thời gian qua, nhiều sản phẩm của Việt Nam như: Áo sơ mi, thực phẩm, thanh long, khoai lang, chuối đã được xuất khẩu và bày bán tại một số hệ thống siêu thị lớn của một số nước.
Tổng Giám đốc AEON Việt Nam cho biết, hiện nhiều hàng hoá và hoa quả của Việt Nam được bày bán tại hệ thống phân phối của AEON Nhật Bản (250 siêu thị và cửa hàng AEON Style trên khắp Nhật Bản). AEON đã phối hợp với Bộ Công Thương, Sở Công Thương Hà Nội hỗ trợ các nhà cung cấp Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm, để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản.
Cùng với đó, MM Mega Mark (cũng có vốn đầu tư của Thái Lan như Big C) cũng đang thu hút hàng hóa xuất khẩu, chủ yếu là nông sản của Việt Nam, sang Thái Lan với mục tiêu mỗi tuần 10 container hàng nông sản.
Hiện ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hóa vào hệ thống bán lẻ nước ngoài và ngược lại, các nhà bán lẻ nước ngoài cũng rất quan tâm đến hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, việc xuất khẩu qua kênh bán lẻ hiện đại không phải là điều dễ dàng. Bởi các nhà phân phối nước ngoài có yêu cầu cao về tiêu chuẩn, đòi hỏi nhà sản xuất trong nước phải đầu tư công nghệ, phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại để bảo đảm chất lượng sản phẩm cũng như giá cả cạnh tranh...
Trong những năm tới, khi nhu cầu của thị trường Nhật Bản lớn hơn, nguồn vải này sẽ không đủ khả năng cung cấp cho Singapore. Bên cạnh đó, theo đánh giá sơ bộ, khâu đóng gói, xử lý của Việt Nam chưa tốt, dẫn đến việc vải vẫn bị hỏng nhiều khi cập cảng Singapore. Vì vậy, siêu thị Fair Price đã phải tiến hành mở từng hộp, phân loại và đóng gói lại, dẫn đến đội chi phí.
Hiện hệ thống bán lẻ nước ngoài mang lại cơ hội xuất khẩu hàng Việt Nam. Vì vậy, cùng với sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý, không cách nào khác, các doanh nghiệp trong nước cần chủ động đầu tư công nghệ, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh để nắm bắt cơ hội này.