Doanh nghiệp 360

Đánh giá chung về tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực châu Âu-châu Mỹ trong quý 2 năm 2022

26.09.2022

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch XNK hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 giữa Việt Nam và các nước khu vực châu Âu – châu Mỹ đạt khoảng 117 tỷ USD tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 94 tỷ USD tăng 21,4%, chiếm 50,5% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới và nhập khẩu đạt hơn 23 tỷ USD tăng 3,6%, chiếm 12,6% tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam. Thặng dư thương mại đạt gần 71 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch XNK hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 giữa Việt Nam và các nước khu vực châu Âu – châu Mỹ đạt khoảng 117 tỷ USD tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 94 tỷ USD tăng 21,4%, chiếm 50,5% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới và nhập khẩu đạt hơn 23 tỷ USD tăng 3,6%, chiếm 12,6% tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam. Thặng dư thương mại đạt gần 71 tỷ USD.
 

          Về xuất khẩu: Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam tại khu vực này gồm: Hoa Kỳ đạt 56,6 tỷ USD tăng 24,2%; EU đạt 23,8 tỷ USD tăng 22,8%; các nước CPTPP ở châu Mỹ đạt gần 6,8 tỷ USD tăng 23,8%; Anh 2,9 tỷ USD tăng 1,2%; các nước khối Mercosur đạt gần 1,7 tỷ USD tăng 7,3%; các nước khối EAEU đạt 930 triệu USD giảm 44%.

          Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang khu vực này đều có mức tăng trưởng khá, cụ thể: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt gần 13,2 tỷ USD tăng 23%; Hàng dệt may đạt hơn 12,8 tỷ USD tăng 25,8%; Điện thoại các loại và linh kiện đạt gần 12,8 tỷ USD tăng 19,4%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 12,2 tỷ USD tăng 19,4% ; Giày dép các loại đạt 9,1 tỷ USD tăng 20% ; Thủy sản đạt gần 2,6 tỷ USD tăng 37% ; v.v… Một số mặt hàng khác chứng kiến mức giảm nhẹ như : Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,5 tỷ USD giảm 3% ; Hạt điều đạt 836 triệu USD giảm 7,6% ; v.v…

          Xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Âu – châu Mỹ tăng trưởng khác tốt trong 6 tháng đầu năm do các nhà nhập khẩu tăng cường nhập khẩu để dự trữ đề phòng rủi ro do đứt gãy nguồn cung, lạm phát và sự bất ổn chính trị trên thế giới. Tuy nhiên, đà tăng xuất khẩu của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng trong thời gian tới do các nhà nhập khẩu có thể giảm lượng nhập khẩu để tiêu thụ hàng tồn kho và nhu cầu tiêu dùng tại khu vực châu Âu – châu Mỹ sụt giảm do yếu tố lạm phát.

          Về nhập khẩu: Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ một số thị trường chính trong khu vực như : Hoa Kỳ đạt 7,55 tỷ USD giảm 1,1% ; EU đạt gần 7,9 tỷ USD giảm 4,6% ; các nước khối Mercosur đạt 4,5 tỷ USD tăng 21,6% ; các nước khối EAEU đạt 1,23 tỷ USD tăng 27% ; các nước CPTPP ở châu Mỹ đạt hơn 1 tỷ USD tăng 22,8% ; v.v…

          Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ khu vực này gồm : Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,4 tỷ USD giảm 8,1% ; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 2,1 tỷ USD giảm 14,9% ; Thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt gần 1,9 tỷ USD tăng 8,1% ; Bông các loại đạt gần 1,3 tỷ USD tăng 10,6% ; Dược phẩm đạt gần 1,2 tỷ USD tăng 13,4% ; Ngô đạt hơn 1,1 tỷ USD tăng 22% ; v.v…

Nguồn: Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ 

 


 

In bài Share